Tin tức

Sàn Chịu Lực Là Gì? Khác Biệt Như Thế Nào Với Sàn Thông Thường

Sàn chịu lực là một loại sàn có khả năng chịu lực cực cao, giúp đảm bảo độ bền và độ an toàn. Nó được ứng dụng nhiều trên các công trình hiện nay, nhất là các công trình phải chứa những vật nặng như công nghiệp, thương mại, hay kho chứa hàng,...

Sàn chịu lực là gì?

 

Sàn chịu lực là một loại sàn dùng để lót và được sản xuất từ Nhựa PVC nguyên sinh (nhựa cao cấp), trọng lượng của khá nhẹ và đảm bảo được độ bền, độ ổn định và khả năng chịu lực tốt, thích hợp cho đa số công trình từ nhà ở đến văn phòng.
 


 

Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần có của sàn chịu lực

Khi chọn mua sàn chịu lực, bạn nên cần biết những tiêu chuẩn cơ bản để chọn mua loại sàn chất lượng nhất:

  • Khả năng chịu lực

Đúng với tên gọi của nó, sàn chịu lực chắc chắn phải có khả năng chịu lực tốt và đảm bộ được độ bền. Tùy theo loại sàn và tùy vào mục đích sử dụng, mà khả năng chịu lực của nó có thể dao động từ 150kg/m2 - 2000kg/m2. Đối với trọng tải lớn đó mà ta có thể đặt những vật nặng mà không lo sàn bị hỏng

  • Khả năng chống thấm nước

Nếu sàn dễ bị thấm nước, nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sàn cũng như về độ thẩm mỹ, nó khiến bạn phải thay sàn mới, tốn thời gian và chi chí. Do đó, bạn phải cân nhắc và lựa chọn những loại sàn có khả năng chống thấm nước
 


 
  • Khả năng lắp đặt dễ dàng 

Sàn phải có hẻm khóa âm dương để chúng ta có thể lắp đặt dễ dàng mà không cần dùng đến keo dán cũng như các chất kết dính, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ của sàn nhà

  • Khả năng đảm bảo an toàn

Không chỉ quan tâm về khả năng chịu lực của nó, chúng ta cần phải cân nhắc đến độ an toàn của sàn chịu lực. Đối với tất cả công trình, sàn chịu lực phải đạt tiêu chuẩn chống cháy để đảm bảo khả năng không lay lan khi có sự cố về hỏa hoạn

>> Xem thêm:" Top 3 Điều Cần Biết Trước Khi Ốp Sàn Gỗ "
 

Phân biệt giữa sàn chịu lực và sàn thông thường

Sàn chịu lực và Sàn thông thường đều có những ưu và nhược điểm riêng, do đó nó cũng có những điểm khác biệt riêng về tính năng cũng như về ứng dụng:

1. Khả năng chịu trọng tải

 
  • Sàn Chịu Lực:

Được thiết kế để chịu được trọng tải lớn, độ chịu đựng trọng tải của nó có thể dao động từ 150kg/m2 - 2000kg/m2
 


 

  • Sàn Thông Thường:

Khả năng chịu tải của sàn thông thường thấp hơn, chỉ đáp ứng được các tải trọng nhẹ như đồ đạc gia đình và di chuyển của con người. 

2. Cấu tạo và vật liệu

 
  • Sàn Chịu Lực:

Tấm lót sàn gác chịu lực được làm từ nhựa PVC nguyên sinh, một vật liệu cao cấp với đặc tính rắn chắc, dẻo dai và không mùi. Loại nhựa PVC này có tính năng chống mốc hay chống thấm nước, và chịu được tác động khắc nghiệt của môi trường, giữ cho Sàn không bị cong hoặc hỏng
 


 

  • Sàn Thông Thường:

Loại này sử dụng các loại nhựa thường, và hiếm có các tính năng như chống ẩm mốc hay chịu được môi trường khắc nghiệt như Sàn chịu Lực

3. Ứng dụng

 
  • Sàn Chịu Lực:

Loại Sàn này ta có thể sử dụng cho bất cứ công trình nào, từ nhà ở đến các công trình to lớn. Hơn nữa, vì độ chịu lực của nó cực cao, nên ta có thể ứng dụng cho các công trình công nghiệp hay thương mại

  • Sàn Thông Thường:

Đối với Sàn thường, thì khả năng ứng dụng của nó bị hạn chế hơn, chủ yếu chỉ sử dụng được cho các công trình nhà ở
 

 

4. Tính năng đặc biệt (chất chống cháy và chất ổn định)

 
  • Sàn Chịu Lực:

Thành phần của tấm lót sàn gác chịu lực bao gồm các chất chống cháy và chất ổn định nhằm nâng cao độ bền và an toàn. Chất chống cháy giúp sàn có khả năng chống lửa hiệu quả, đảm bảo an toàn cho công trình. Trong khi đó, chất ổn định duy trì sự ổn định của PVC, ngăn ngừa sự phân hủy và biến dạng khi chịu tác động của nhiệt độ và ánh sáng

  • Sàn Thông Thường:

Sàn thông thường sẽ ít có các tính năng đặc biệt hơn Sàn chịu lực, chủ yếu tập trung vào tính thẩm mỹ và tiện lợi cho nhà ở. Ngoài ra, về khả năng chống thấm hoặc chống cháy kém hơn so với sàn chịu lực.

Trên đây là thông tin về Sàn Chịu Lực, cũng như các điểm khác biệt giữa Sàn Chịu Lực và Sàn Thông Thường mà bạn có thể tham khảo. Hãy liên hệ với Benluxury ngay hôm nay để được tư vấn thêm nhé!

Bài viết khác